Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Rượu !
08:22 5 thg 11 2008
Em nắm tay anh
chiều chợ Bắc Hà
Bên chảo thắng cổ đầu đông,
bàn tay truyền hơi ấm
Tiếng rượu  reo trong veo,
ròn tan  va  vào  lòng  bát rượu1,
Hương ngô thơm nồng,
chạm đầu lưỡi ngấm say
Thương nhau,
em rót  bát rượu đầy2,
Anh cầm bát rượu lên,
là nhận tình em đấy
Cạn  bát rượu rồi,
ta cầm tay nhau tin cậy
Chẳng biết từ thuở nào,
Cứ uống rượu bắt tay.

(1) Rượu trong vắt, khi rót vào chén có tiếng reo trong veo và ròn tan là rượu rất nặng: Rượu ngon
(2) Phong tục vùng cao quý nhau tự tay rót đầy chén rượu cho nhau. Đã không cần chén lên thì thôi, nếu cần chén lên là phải uống cạn. Khi uống cạn chén rượu, người mời chủ động bắt tay cám ơn người được mời.
Lược dẫn đôi lời:
         Em nắm tay anh,  nói lên em và anh đang uống rượu với nhau ( ở đây không phải người con gái xuồng xã nắm tay người con trai) câu thơ này được khẳng định một lần nữa “cứ uống rượu bắt tay” . Trong buổi chiều tại chợ Bắc Hà, bên cạnh chảo thắng cố. Ăn thắng cố và uống rượu. Rượu  Bắc Hà trong veo, rót vào  bát ( hay chén),  đều có  tiếng rượu reo lên ròn tan va vào  lòng bát. Chứng tỏ rượu trong  có nồng độ cao khi rót vào chén mới có tiếng “ reo, ròn” lên như vậy, rượu không có nồng độ không cao, rượu vẩn đục không có tiếng “ reo” ấy. Nhưng chưa đủ. Hương vị của rượu là “vị ngô thơm nồng”, vừa chạm đầu lưỡi đã say. Rượu vừa trong,  vừa rất “nặng”, có hương vị ngô thơm nồng, vừa " chạm đến" đã cảm nhận được hiệu quả " đã say" . Mời bạn lên vùng cao thưởng thức rượu ngô  thơm ngon như: rượu Thanh Vân Quản Bạ , rượu Táo Thượng Xín Mần tỉnh Hà Giang, rượu Bắc Hà tỉnh Lào Cai
         “Thương nhau, em rót  bát rượu  đầy”. Vùng cao thể hiện tình cảm của mình qua  Bát (chén) rượu mời  đầy. Quan niệm của người vùng cao, có tình cảm thân mật quý mến mới nhau uống rượu,  Người mời rượu phải tự tay rót  rượu. Khi được mời phải trân trọng nhận bát  rượu  cũng như là  đã nhận tình cảm của người mời.  Người được mời, phải uống hết, thể hiện mình tôn trọng, đáp lại tình cảm của người mời thì mới được coi  là quý nhau.  Vì vậy  bao giờ cũng thế cứ uống rượu cạn  bát ( hay chén)  rượu là lại bắt tay nhau vui vẻ cám ơn.
       Người vùng cao, từ người già, người trẻ, dù già trẻ, trai gái khi gặp nhau đều bắt tay  (cầm tay nhau)  chào hỏi nhau bằng những lời  nói mộc mạc, thân mật, chân tình.  Và khi mời nhau uống rượu cũng bắt tay nhau nói lời cám ơn.  Đó là một nét đẹp văn hóa rất riêng của vùng cao

Quê tôi bán rượu!

Chảo thắng cố lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét