Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Những miền đất thân yêu!
15:25 9 thg 8 2009Công khai0 Lượt xem18
 

Tượng đài Lý Thái Tổ buổi sớm mai.

Trước tượng đài Lý Thái Tổ, Cảm thấy tự hào về quê hương đất nước thân yêu.

Vùng than thân yêu!

Đồng xanh mỏi cánh cò bay!

Tạm biệt những miền đất thân yêu buổi hoàng hôn !
Tam Đảo
06:19 2 thg 9 2009Công khai4 Lượt xem15
 
Tam Đảo là ba ngọn núi nổi lên giữa mây trời.
Ngọn thứ nhất là Thiên Thị
Ngọn thứ hai là Phù Nghĩa
Ngọn thứ ba là Thạch Bàn
Tháp truyền hình Tam Đảo
Đền đang xây dựng
Tượng Phật Bà Quan Âm trong khuôn viên ngôi Đền đang xây dựng
Đền Quốc Mẫu.
Nhà thờ  xây bằng đá từ thời Pháp thuộc đang được tôn tạo
Thị trấn Tam Đảo, phía xa là  trung tâm Huyện Tam Đảo ở dưới chân núi

Hồ tắm Thị trấn Tam Đảo
Dòng Thác Bạc
Dưới chân thác.
Tuần văn hoá du lịch Bảo Yên tỉnh Lào Cai

Tái hiện lịch sử chiến thắng Phố Ràng - Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Phố Ràng ) trong Tuần văn hoá du lịch Bảo Yên.
Nhân chứng lịch sử chiến thắng Phố Ràng. Trung Tướng Trần Linh năm nay đã ngoài 80 tuổi ôn lại lịch sử . Đại đội 11 Phủ thông tham gia trận Phố Ràng năm 1949.
Dân tộc Phù Lá trong ngày hội
Trang phục dân tộc Tày Bảo Yên
Thiếu nữ  Dao Tiền
Da dạng sắc màu các chàng trai cô gái Mông, Tày, Nùng Dao.
Nụ cười sơn nữ! ( Cô gái tày Bảo Yên)
Chuẩn bị lên sân khấu ( thiếu nữ Dao Tiền)
Trang phục người Dao Bảo Yên
Mùa hoa núi!


Thu hoạch

Cung bậc sắc màu.
 

Mùa hoa Tam giác mạch
 
 
Núi hoa. (xã Xín Mần huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang)
Mùa lúa chín vàng, Mùa hoa Tam giác mạnh trắng hồng xen lẫn những cánh tím rung rinh.

Cột mốc biên giới
16:22 24 thg 10 2009
Mốc biên giới mới được dựng sau phân giới cắm mốc.
Chiếc xe chở hàng của Trung Quốc đứng trước cống thành và là phía sau cột mốc 198.
Cống thành đá được đắp bằng đá ghép mạch bằng đất. Đây là cổng thành phân chia hai nước Việt Nam - Trung Quốc có từ xa xưa. Trước đây cột mốc số 5 ( Mốc 5) ở  phia sau cổng thành. Do đó người ta gọi địa danh tại nơi này là Mốc 5. Ở đây có một chợ phiên vào thứ bảy hàng tuần người ta quen gọi là chợ cửa khẩu Mốc 5.  Cách đây không lâu chúng ta sang nước  bạn Trung Quốc phải đi qua  cửa cổng thành này. ( Mời các bạn đọc chữ ghi trên  cửa cổng thành).
Địa danh nơi đây gọi là Shửn Mấn nghĩa là cửa khẩu ( cửa mở) và viết là Xín Mần. Cửa khẩu Xín Mần  thuộc huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.

Mời các bạn viết lời bình cho tấm ảnh  Lòng mẹ !

Thành viên mới!
1Thế là gia đình NCCN có 9 dân tộc. Dân tộc Thái  là thành viên thứ 9
Nghi thức lễ vật tặng cô dâu.
Đại diện nhà trai nhà gái cùng nắm tay nhau đoàn kết!
Nâng chén Chúc mừng hạnh phúc!
Các cô gái đứng trước xe mời rượu, ai có thể đi qua hàng rào này?

Tình bạn

Sắc màu quê hương!

Bình minh
Mùa đông ngày có nắng.
Phụ nữ Phù Lá đi chợ
Người La Chí đi chợ về.
Cuối Hạ đầu Thu

Một loài hoa!
14:14 7 thg 1 2010Công khai1 Lượt xem28
 

Bạn có biết tên loài hoa này là gì không?
Đường vùng cao!

1
Lạc đồ - ma trận.
Xẻ đôi đỉnh núi
Bạn chắc tay lái chứ?!
Vòng cong lí tưởng.
Lúa nương

Tiếng rừng!
Ẹt..ẹt…ào, ào….rầm…ầmTiếng gỗ đổ tiếng cưa ngang xoèn xoẹtChịch chịch ..rào rào….ào ào…òaVầu tre trúc đổ nghiêng đổ ngảThát thát…phịch nhát dao ngọt lừHoa chuối đỏ tươi rụng rời…rơiRừng xanh yêu của ta ơiBàn tay oan nghiệt rừng ơi …là rừng.  
Lúa Nương!Ai sinh đã ra dự án nàyVầu, trúc, vạn loài độ tái sinhRừng đang xanh tốt cây chặt hếtMồi lửa cháy lên tro tung bay
Dân được thả sức trồng ngô lúaGặt xong lại tiếp đến trồng câyNăm bảy năm sau chặt bán hết Keo lên xanh tốt được bao ngày?
Lại trồng lại phá đất khô cằnNguồn nước cạn khô ai có haySim mua cỏ dại chen chân mọc
Bài học vẫn còn đó dở hay
Dân tộc Dao Quần Trắng
16:51 25 thg 1 2010Công khai5 Lượt xem33
 
Hoa văn  yến đào.
Phương tiện duy nhất.
Nụ cười sơn cước
Làm duyên!
Bắc Giang mùa Xuân đến gần!
16:02 6 thg 2 2010

Quất cảnh giá 2.500.000đ, đẹp đấy chứ?!
Bán mùa xuân!
Hoa nở rộ mà Tết chưa đến.
Giá bán 2.500.000đ. Hết tết mua lại với giá 200.000đ, Tết sang năm nhớ đến mua nhé!
Hy vọng mùa xuân
Thu hoạch thuốc lá những ngày cuối năm, mang về ủ, nhặt từng lá bó lại đưa vào lò xấy
Thuốc ra lò mang đi giao: loại thuốc đẹp vàng óng giá 30 đến 40 nghìn đồng/ kg. Loại lá thuốc bị đen và ngả màu chỉ có 4 nghìn đồng/ kg. Ôi bao vất vả nhọc nhằn !
Mùa xuân đang đến gần. Cầu chúc quê hương Bắc Giang thân yêu bán hết hoa, thu hoạch xong vụ thuốc lá và có đủ nước cấy xong vụ xuân. Năm mới đến với mọi người  hạnh phúc yên vui.
Tạm biệt Bắc Giang NCCN trở về với núi!
Vừa xuống bến xe BG để trở về núi, có mấy chị đon đả ra đón: “Mời em vào quán chị uống nước”. NCCN còn trần chừ chưa biết đứng đâu ngồi đâu, thì có một chị  ra kéo tay: “không uống nước thì vào ngồi nghỉ chờ xe chị có lấy tiền ngồi đâu!” Thấy chị ta vui vẻ, nghĩ bụng thôi cứ vào ngồi chơi tí, xe chưa đến giờ đón khách. “ Em uống nước gì?” chị ta mời. “ Em không khát” tôi trả lời. Tự dưng tôi lại nhớ đến năm ngoái chờ mua vé tầu đi Đà Nẵng bị cô bé xinh đẹp chửi ngay trước sân ga Hà Nội  “ Không uống mà ngồi vào ghế của người ta, mày cút đi chỗ khác để người ta bán hàng”. Tôi bảo: “ Chị cho em chai nước Đốc Tờ Thanh” để yên tâm ngồi ghế của chị ấy. Chị ta bảo tôi: “ Em mua bánh đa Kế về làm quà nhé! Bánh đa Kế nổi tiếng lắm, ai đến đây cũng mua về làm quà đấy, vừa có người mua 30 chiếc mang về Hà Nội làm quà….” Nghĩ cũng hay, có đặc sản mang về làm quà thì cũng tốt! Tôi hỏi chị ta: mỗi chiếc bao nhiêu tiền: Chị ta nói: “Chị vừa bán cho họ 7 nghìn đấy, Thôi em lấy đi chị lấy vốn 5 nghìn một chiếc, bánh to dày rắc vừng đen ăn ngon lắm” . Nghe giọng nói ngọt ngào thân mật, tôi chẳng nếm thử làm gì vì họ bày la liệt ở bến xe, với lại vừa có người mua về Hà Nội làm quà những 30 chiếc kia mà. Tôi bảo chị ấy lấy cho 20 chiếc mang về làm quà, chị ấy hỏi tôi lấy bánh ngọt hay bánh mặn, tôi nghĩ bánh ngọt toàn đường hóa học, tôi bảo lấy bánh mặn cho chắc ăn.Lên xe anh lái xe cẩn thận để lô bánh của tôi lên nóc ca bô và dặn mọi người không chạn vào vì sợ bánh vỡ, tôi thấy vui vui. Đến Thái Nguyên có 3 nữ sinh được nghỉ Tết lên xe, cô bé xinh xinh trèo thượng lên nóc ca bô vì “ em say xe lắm” chạn vào lũ bánh của tôi, bánh chẳng thèm vỡ anh lái xe bảo tôi: “ bánh ỉu chị ạ” tôi chẳng hiểu, nên chẳng xem cũng chẳng nói gì.Về đến nhà bọn trẻ con ùa ra đón, tôi chia cho mỗi đứa 1 chiếc và dặn: “ Con mang về nhà chia cho mọi người cùng ăn nhé! quà của bác mua ở BG đấy, ngon lắm”. Bọn chúng hí hửng mang về chia nhau ăn, rồi chúng chạy sang bảo "chẳng ngon đâu". Tôi nghĩ sao không ngon nhỉ? thử ăn xem, rồi bẻ một miếng. Trời ơi! Bánh đa Kế dai như da trâu, mặn kinh khủng. Thảo nào chúng chẳng ăn được. Thực ra tôi chỉ nghe họ nói chứ có ăn đâu, mà biết có ngon hay không.Thế là bánh đa Kế ngon nổi tiếng, vứt la liệt trông mà tức, mà lại buồn cười. đúng là tránh chẳng hết  mệnh trời. Chẳng sao, Tết đến nơi rồi  họ không bán được bánh đa này thì mang về ăn Tết à?! Thôi coi như mình biếu họ một chút quà Tết vậy, bỗng dưng lại thấy hay hay. Nhưng biết đâu đấy họ lại nghĩ: " Đồ dở hơi tin người...cho chết" cũng nên.
Chùm ảnh Bé yêu


Bé Quang Trung 3 tháng tuổi.
Bé Kim Khánh 3 tuổi
Hai chị em.
Làm duyên
16:48 27 thg 4 2010Công khai0 Lượt xem7
 

Hạ Long.
09:51 7 thg 5 2010C
Đêm cầu Bãi Cháy.
Cầu Bãi Cháy nối đôi bờ.
Hòn Trống Mái.
Những hình ảnh về làm ma khô của dân tộc Nùng U
07:59 24 thg 5 2010Công khai6 Lượt xem20
 
Cây tiền, cây cao nhất là của chủ nhà " chẩu rươn" còn bao nhiêu cây tiền thấp là của con trai cháu trai của người mất.
Cây nêu, Vath mâư “vạt mẩu”: Miếng vải trắng tiếng Nùng gọi là Phai trung trang trí nhiều loại hình vẽ. Trên cùng là hình mặt trời, đến hình mặt trăng, hình con rồng, người nhà  cửa trâu bò ngựa dê gà, vịt, cá... tất cả những hình ảnh  quen thuộc nơi người khuất ra đi  để hồn người đã khuất từ thế giới bên kia trở về dễ nhận biết.
Thang chuông hăn hung: Thầy cúng đeo kiếm tay cầm chuông, lắc chuông vang lên ba tiếng báo hiệu đây là ngày lành tháng tốt. Con cháu, anh em của người đã khuất đã đem đầy đủ các lẽ vật đến xin hai thần trời. Và nhà táng ngựa cho người đã khuất
Nhà táng để trong nhà làm lễ trước khi mang ra mộ
Nhà táng và các lễ vật tặng cho người khuất, được mang đến mộ và hoá hoả
Theo ý kiến của chị Hoa Cát NCCN xin giới thiệu về  tục làm ma khô hay còn giọ là Lễ cầu gọi hồn của dân tộc Nùng U.
Làm ma khô chính là lễ cúng gọi hồn của người Nùng U được tiến hành sau khi người chết đã được làm thủ tục đưa đi chôn cất. Sau đó chọn được ngày lành tháng tốt mới làm ma, ngày đó không phạm vào bản mệnh của những người trong gia đình ( nhất là người nam), thậm trí là không phạm vào tuổi của thấy cúng. Họ tiến hành làm ma khô. Làm ma khô có nhiều thủ tục như: Lễ gọi hồn đã  đăng bài  (Lễ gọi hồn của dân tộc Nùng U). Lễ cúng thần rừng thần đất. Lễ cúng  vong linh những người  không có người thờ cúng còn lang thang đâu đó không có nơi ăn, nơi ở và  Lễ cúng tình yêu cho người chết, người ta gọi đó là làm ma khô. Gia đình người giàu cũng như người nghèo đều phải làm nhà táng hai tầng dán giấy xanh đỏ tím vàng trang trí đẹp để tặng cho người khuất. Khi đến dự lễ cúng là con, cháu gái phải có con lợn nhỏ  hoặc một con gà hay vịt , vài  ba ống gạo, con ngựa giấy mang đến làm lễ, con trai làm cây tiền cao nhiều tầng. Theo quan niệm người Nùng cây tiền càng cao càng to gia đình càng khá giả, nhà có bao nhiêu con trai thì có bấy nhiêu cây tiền. Lễ cúng gọi hồn là một thủ tục qua trọng nhất trong ngày làm ma cho người đã khuất. Không chỉ có con cháu anh em trong dòng tộc mà còn có tất cả người quen thân ở nơi xa đến, bà con trong cả bản đến dự lễ cầu gọi hồn cho người chết.. Vath mâư “vạt mẩu”: Miếng vải trắng tiếng Nùng gọi là Phai trung trang trí nhiều loại hình vẽ. Trên cùng là hình mặt trời, đến hình mặt trăng, hình con rồng, người nhà  cửa trâu bò ngựa dê gà, vịt, cá... tất cả những hình ảnh  quen thuộc nơi người khuất ra đi  để hồn người đã khuất từ thế giới bên kia trở về dễ nhận biết. Vath mâư được treo rất cao nơi xa cũng nhìn thấyLễ cầu gọi hồn là lễ hội truyền thống của dân tộc Nùng. Theo truyền thuyết dân gian kể lại được truyền từ rất lâu đời, Những người không may mắn, số mệnh đã định, người chết hồn người sang một thế giới khác. Hồn người chết do hai anh em thần trời cai quản nếu không làm lễ cầu gọi hồn thì hồn của người chết sẽ mãi mãi ở thế giới bên kia làm nô lệ cho anh em thần trời, không được trở về với tổ tiên. Với lòng biết ơn vô hạn sự hiếu thảo của con cháu, anh em đối với người đã chết. Họ làm lễ cúng gọi hồn, để hồn được về với tổ tiên dòng họ phù hộ cho người sống làm ăn phát đạt, con cháu khỏe mạnh hiếu thảo. Đây là một lễ hội mang tính giáo dục về đạo đức cho những người sống có tình nghĩa với người đã khuất.Thang chuông hăn hung: Thầy cúng đeo kiếm tay cầm chuông, lắc chuông vang lên ba tiếng báo hiệu đây là ngày lành tháng tốt. Con cháu, anh em của người đã khuất đã đem đầy đủ các lẽ vật đến xin hai thần trời.  Làm lễ  gồm: một chiếc mân hai tầng, tầng trên là mân thần trời anh, tầng dưới là mân thần trời em. Trong hai mâm  đều bày các lễ vật: một con vịt, một con gà đã luộc chín, bánh “ khẩu đẹo” làm bằng  cơm nếp giã mịn, nặn thành bánh to bằng hai bàn tay xòe gói lại bằng lá chuối và rượu. Thầy cúng đứng cúng mời các Thần về nhận lễ vật và nói với anh em Nhà Thần trời là người khuất với họ tên “đầy đủ họ và tên người đã khuất” đã vào làm nô lệ cho anh em Thần trời từ ngày người mất. “Ví dụ như Văn shis đươn sham tiếng phổ thông là ngày thìn tháng ba”. Nay con cháu, anh em trong dòng họ mang lễ vật đến xin hai Thần thả hồn cho người đã khất trở về với tổ tiên dòng họ. Từ hai mân cúng Thần có một miếng vải trắng thả xuống làm thang trải dài xuống đất quây lại thành cái nhà nhỏ có cổng để đón hồn về. Chinsh thâyh “ chỉn thảy”:  Thầy cúng gọi tên người đã khuất. Thầy cúng cầm chuông đeo kiếm đi đầu mở đường rộng xua đuổi kẻ ác “ ma tà” , con cháu họ hàng đi theo thầy cúng để đón đường đưa hồn người khuất trở về. Thầy cúng kể nguồn gốc con gà là của con cháu hay của ai mang đến biếu cho người khuất rồi mổ gà làm bữa cơm cho hồn, khi cúng xong thầy cúng lấy xương hai đùi gà xem, nếu có bốn lỗ tròn đều, tiếng Nùng gọi là đuch chays măng lưng “ lỗ xương gà to đẹp đều nhau” thì hồn đã về đến sân nhà lúc này con cháu đóng cổng lại cho hồn được bình an không cho hồn khác không xâm nhập vào. Răph Păctr chiuh “ Rắp pặc chìu” Thầy cúng đeo kiếm cầm chuông rung lên ba tiếng đi đầu dẫn dường cho hồn về nhà “ nhà ở của con cháu anh em nơi người chét ra đi”. Hồn người khuất được con cháu và họ hàng khiêng trên cái chìu “ Cái chùi làm như cái kiệu trên đó kết giấy xanh đỏ tím vàng có vòm”. Đi sau cùng là trống chiêng khua vang để xua đuổi kẻ ác “ ma tà” tránh đường để cho hồn về với tổ tiên. Đồng thời cũng là báo hiệu thể hiện sự vui mừng hồn đã trở về với tổ tiên. Hồn được về với con cháu anh em. Về đến nhà thầy cúng làm lễ con cháu anh em vui mừng cầu chúc cho hồn được sống an nhàn cùng với tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt may mắn, nuôi dạy lên con cháu thảo hiền có hiếu với ông bà cha mẹ, thương quý anh em bạn bè. Thầy cúng kể công lao của người khuất với con cháu anh em, ăn ở cư sử với làng bản để mọi người nghe. Sau khi làm lễ, các lễ vật mang đến cúng xong, mang ra nấu lên ăn uống vui vẻ thân mật. Họ hát lướn, mời rượu thâu đêm đến sáng. Theo quan niên lúc này là lúc vui mừng của gia đình vì hồn người khuất đã về nhà ở với tổ tiên phù hộ cho con cháu.Lễ cầu gọi hồn của dân tộc Nùng là tập quán tín ngưỡng  dân tộc có từ lâu đời.  Quan niện về vũ trụ, quan niện về cuộc sống của con người mang tính cộng đồng cao đó là: con người sống phải có các quan hệ gia đình và xã hội. Các mối quan hệ đó liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần vật chất của từng con người. Do đó ai cũng phải thương yêu quý trọng lẫn nhau, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong lúc vui lúc buồn, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Lễ hội gọi hồn là một lễ hội có giá trị về giáo dục đạo đức  đối với con người. Con người được sinh ra và được sống trên đời phải biết ăn ở có trước có sau, có trên có dưới  hòa thuận,  thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ai sinh ra rồi cũng phải chết đi, khi chết có người thương , người nhớ, người biết ơn. Ai cũng cầu mong cho linh hồn được siêu thoát trở về với tổ tiên gia đạo che trở cho những người đang sống. Đó là mối quan hệ vô hình giữa thế giới tâm linh và cuộc sống của  mỗi con người trong cộng đồng xã hội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét