Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Chùm ảnh Bé yêu


Bé Quang Trung 3 tháng tuổi.
Bé Kim Khánh 3 tuổi
Hai chị em.
Làm duyên


Hạ Long.

Đêm cầu Bãi Cháy.
Cầu Bãi Cháy nối đôi bờ.
Hòn Trống Mái.
  • guimaycho
    ôi lâu rồi ko về Hạ Long, nhớ quá! nhớ Bãi Cháy!
    • Hùng Trắng
      Mình chưa đến được Hạ Long Vào đây cũng thấy tấm lòng của M
      • Viet Ha
        HI, nguoiconcuanui!
        Hình rất đẹp bạn à. Nhung tấm hình cuối theo Hà được biết nó có tên là "hòn gà chọi" chứ "hòn trống mái" ở tút tận Thanh Hoá lận bạn ạ!Chúc cuối tuần vui vẻ nhé!
        • Nguoiconcuanui
          Minh chụp hòn trống mái ở Quảng Ninh đấy. Có lẽ góc chụp của Minh đã làm cho ảnh khác với ảnh hòn trống mái của mọi người.
      • Minh Anh
        Chị yêu ơi! Lâu nay em bận quá nên ít ghé chị được! Chị vẫn khỏe chứ! Công việc tốt chứ chị? Những tấm hình chị chụp thật tuyệt vời đấy! Luôn vui và bình an nha chị!
        • Nguoiconcuanui
          Chị cũng vậy em à, vừa rồi chị có chuyến đi dài ngày nên ít vào mạng. Chị mới về, chị chúc em đầu tuần nhiều niềm vui!
      • Poll
        • Poll
        • 04:28 23 thg 5 2010
        Bao giờ anh đến Hà Giang
        Cho anh được ngắm bản làng Đồi ơi(*)
        Ngắm cây dâu da đỏ mắt người
        Nghe con suối hát à ơi những là
        Rằng ai đi chợ đường xa
        Đem em đi với ngắm sóng nhoà Hạ Long
        Để em gom hạt nước trong
        Suôi dòng nước mát tưới đồng ngô xanh
        Cho em  được tắm cùng anh
        Bõ công Bác Mẹ sinh thành ra ta?
                                    (Em là con của Núi, tên Đồi ...)
        • Nguoiconcuanui
          Biết rằng lạ trước quen sau
          Tình người có bạn bắc cầu niềm vui
          Hà Giang mảnh đất xa xôi
          Anh lên rừng núi đón mời khách thăm.
      • Nguytruong
        Mình cũng mới đi chơi Đại Nam về



        Chúc cuối tuần vui vẻ nhé!
        • Nguoiconcuanui
          Tuyệt đẹp, ước gì Minh có dịp đến nơi này.
      • phuongtoai
        Đi Hạ Long mà em không nỡ gọi
        Để ta buồn đứng  bên biển bơ vơ
        Tặng em bài thơ in trên cánh buồm cacnaval hạ Long. Không biết bên bờ biển Bãi C..
        • Nguoiconcuanui
          Hạ Long chiều vàng biển lung linh
          Núi nhấp nhô rì rào sóng vỗ
          Ngọc sáng xanh rộng dài trải thảm
          Thấp thoáng chân trời buồm no gió ra khơi.
      • Ruồi Trâu
        Từ A>>>Z chiếm hết! Có NÚI RỪNG rôi, chiếm nốt BIỂN!
        • Nguoiconcuanui
          Minh hay phải đi xa, đến nhiều vùng quê, mỗi vùng quê đều có một nét đẹp riêng.
      • doan van nghieu
        Em mới đi Hạ Long?
        • Nguoiconcuanui
          Vâng! chuyến đi dài ngày thú vị anh à!
      • Lính già - Nguyễn Bảng
        Minh à! Lâu quá rồi anh mới tranh thủ sang thăm em một chút. Dạo này em chụp hình lên tay đấy nhỉ. hình 1 và 2 bố cục đẹp, anh thích góc nhìn của hình 1. Em ơi! Hình như em chỉnh PS quá tay nên hình nó không được mượt và bị noise nhiều em ạ. Anh thấy nếu em thích chụp hình thì em mở một topic ở trang Fickr của Yahoo và post hình lên đó. Khi đăng blog thì ta copy URL về, như vậy hình nó nét căng và mượt em ạ. Anh thích những hình có phong cảnh quê em mà anh thấy em ít chụp cảnh và sinh hoạt của quê em nhề. Ảnh nơi anh đang ở. Sông Tiền mùa hạ cháy đây! Sông Tiền Giang, đứng trên cầu Mỹ Thuận nhìn về nơi anh ở có mấy cái nhà bên trái đấy. Bình yên em ạ! Chỉ tội nắng. Hình này anh chụp bằng máy Nikon D5000, giữa trưa nắng đấy.
        • Nguoiconcuanui
          Em chụp nhiều ảnh về miền quê em lắm đấy, em sẽ khoe sau. Độ này em hay phải đi xa thỉnh thoảng mới về nhà,
          Khi về thấy các anh và các bạn sang chơi em vui lắm.
      • Nguytruong
        Hạ Long làm mình nhớ một ngày đã lâu lắm rồi lênh đênh trên chiếc thuyền...
        • Nguoiconcuanui
          Hạ Long đẹp thơ mộng và tình người đàm thắm. Mình thích miền quê ấy.
      • Nguyen
        Chào bạn. Mình vô tình đọc được cm của bạn cho blog "TNVN" và mình xin chia sẻ với bạn điều này nhé. Câu lạc bộ " Vòng tay bè bạn" là một tổ chức ..
        • Nguoiconcuanui
          Cám ơn bạn, trên đường lang thang mình có ghé qua, quả là thú vị, nhưng mình ít thời gian nên chỉ ghé qua xem thôi.
      Hạ Long.

      Đêm cầu Bãi Cháy.
      Cầu Bãi Cháy nối đôi bờ.
      Hòn Trống Mái.
      Những hình ảnh về làm ma khô của dân tộc Nùng 
      Cây tiền, cây cao nhất là của chủ nhà " chẩu rươn" còn bao nhiêu cây tiền thấp là của con trai cháu trai của người mất.
      Cây nêu, Vath mâư “vạt mẩu”: Miếng vải trắng tiếng Nùng gọi là Phai trung trang trí nhiều loại hình vẽ. Trên cùng là hình mặt trời, đến hình mặt trăng, hình con rồng, người nhà  cửa trâu bò ngựa dê gà, vịt, cá... tất cả những hình ảnh  quen thuộc nơi người khuất ra đi  để hồn người đã khuất từ thế giới bên kia trở về dễ nhận biết.
      Thang chuông hăn hung: Thầy cúng đeo kiếm tay cầm chuông, lắc chuông vang lên ba tiếng báo hiệu đây là ngày lành tháng tốt. Con cháu, anh em của người đã khuất đã đem đầy đủ các lẽ vật đến xin hai thần trời. Và nhà táng ngựa cho người đã khuất
      Nhà táng để trong nhà làm lễ trước khi mang ra mộ
      Nhà táng và các lễ vật tặng cho người khuất, được mang đến mộ và hoá hoả
      Theo ý kiến của chị Hoa Cát NCCN xin giới thiệu về  tục làm ma khô hay còn giọ là Lễ cầu gọi hồn của dân tộc Nùng U.
      Làm ma khô chính là lễ cúng gọi hồn của người Nùng U được tiến hành sau khi người chết đã được làm thủ tục đưa đi chôn cất. Sau đó chọn được ngày lành tháng tốt mới làm ma, ngày đó không phạm vào bản mệnh của những người trong gia đình ( nhất là người nam), thậm trí là không phạm vào tuổi của thấy cúng. Họ tiến hành làm ma khô. Làm ma khô có nhiều thủ tục như: Lễ gọi hồn đã  đăng bài  (Lễ gọi hồn của dân tộc Nùng U). Lễ cúng thần rừng thần đất. Lễ cúng  vong linh những người  không có người thờ cúng còn lang thang đâu đó không có nơi ăn, nơi ở và  Lễ cúng tình yêu cho người chết, người ta gọi đó là làm ma khô. Gia đình người giàu cũng như người nghèo đều phải làm nhà táng hai tầng dán giấy xanh đỏ tím vàng trang trí đẹp để tặng cho người khuất. Khi đến dự lễ cúng là con, cháu gái phải có con lợn nhỏ  hoặc một con gà hay vịt , vài  ba ống gạo, con ngựa giấy mang đến làm lễ, con trai làm cây tiền cao nhiều tầng. Theo quan niệm người Nùng cây tiền càng cao càng to gia đình càng khá giả, nhà có bao nhiêu con trai thì có bấy nhiêu cây tiền. Lễ cúng gọi hồn là một thủ tục qua trọng nhất trong ngày làm ma cho người đã khuất. Không chỉ có con cháu anh em trong dòng tộc mà còn có tất cả người quen thân ở nơi xa đến, bà con trong cả bản đến dự lễ cầu gọi hồn cho người chết.. Vath mâư “vạt mẩu”: Miếng vải trắng tiếng Nùng gọi là Phai trung trang trí nhiều loại hình vẽ. Trên cùng là hình mặt trời, đến hình mặt trăng, hình con rồng, người nhà  cửa trâu bò ngựa dê gà, vịt, cá... tất cả những hình ảnh  quen thuộc nơi người khuất ra đi  để hồn người đã khuất từ thế giới bên kia trở về dễ nhận biết. Vath mâư được treo rất cao nơi xa cũng nhìn thấyLễ cầu gọi hồn là lễ hội truyền thống của dân tộc Nùng. Theo truyền thuyết dân gian kể lại được truyền từ rất lâu đời, Những người không may mắn, số mệnh đã định, người chết hồn người sang một thế giới khác. Hồn người chết do hai anh em thần trời cai quản nếu không làm lễ cầu gọi hồn thì hồn của người chết sẽ mãi mãi ở thế giới bên kia làm nô lệ cho anh em thần trời, không được trở về với tổ tiên. Với lòng biết ơn vô hạn sự hiếu thảo của con cháu, anh em đối với người đã chết. Họ làm lễ cúng gọi hồn, để hồn được về với tổ tiên dòng họ phù hộ cho người sống làm ăn phát đạt, con cháu khỏe mạnh hiếu thảo. Đây là một lễ hội mang tính giáo dục về đạo đức cho những người sống có tình nghĩa với người đã khuất.Thang chuông hăn hung: Thầy cúng đeo kiếm tay cầm chuông, lắc chuông vang lên ba tiếng báo hiệu đây là ngày lành tháng tốt. Con cháu, anh em của người đã khuất đã đem đầy đủ các lẽ vật đến xin hai thần trời.  Làm lễ  gồm: một chiếc mân hai tầng, tầng trên là mân thần trời anh, tầng dưới là mân thần trời em. Trong hai mâm  đều bày các lễ vật: một con vịt, một con gà đã luộc chín, bánh “ khẩu đẹo” làm bằng  cơm nếp giã mịn, nặn thành bánh to bằng hai bàn tay xòe gói lại bằng lá chuối và rượu. Thầy cúng đứng cúng mời các Thần về nhận lễ vật và nói với anh em Nhà Thần trời là người khuất với họ tên “đầy đủ họ và tên người đã khuất” đã vào làm nô lệ cho anh em Thần trời từ ngày người mất. “Ví dụ như Văn shis đươn sham tiếng phổ thông là ngày thìn tháng ba”. Nay con cháu, anh em trong dòng họ mang lễ vật đến xin hai Thần thả hồn cho người đã khất trở về với tổ tiên dòng họ. Từ hai mân cúng Thần có một miếng vải trắng thả xuống làm thang trải dài xuống đất quây lại thành cái nhà nhỏ có cổng để đón hồn về. Chinsh thâyh “ chỉn thảy”:  Thầy cúng gọi tên người đã khuất. Thầy cúng cầm chuông đeo kiếm đi đầu mở đường rộng xua đuổi kẻ ác “ ma tà” , con cháu họ hàng đi theo thầy cúng để đón đường đưa hồn người khuất trở về. Thầy cúng kể nguồn gốc con gà là của con cháu hay của ai mang đến biếu cho người khuất rồi mổ gà làm bữa cơm cho hồn, khi cúng xong thầy cúng lấy xương hai đùi gà xem, nếu có bốn lỗ tròn đều, tiếng Nùng gọi là đuch chays măng lưng “ lỗ xương gà to đẹp đều nhau” thì hồn đã về đến sân nhà lúc này con cháu đóng cổng lại cho hồn được bình an không cho hồn khác không xâm nhập vào. Răph Păctr chiuh “ Rắp pặc chìu” Thầy cúng đeo kiếm cầm chuông rung lên ba tiếng đi đầu dẫn dường cho hồn về nhà “ nhà ở của con cháu anh em nơi người chét ra đi”. Hồn người khuất được con cháu và họ hàng khiêng trên cái chìu “ Cái chùi làm như cái kiệu trên đó kết giấy xanh đỏ tím vàng có vòm”. Đi sau cùng là trống chiêng khua vang để xua đuổi kẻ ác “ ma tà” tránh đường để cho hồn về với tổ tiên. Đồng thời cũng là báo hiệu thể hiện sự vui mừng hồn đã trở về với tổ tiên. Hồn được về với con cháu anh em. Về đến nhà thầy cúng làm lễ con cháu anh em vui mừng cầu chúc cho hồn được sống an nhàn cùng với tổ tiên phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt may mắn, nuôi dạy lên con cháu thảo hiền có hiếu với ông bà cha mẹ, thương quý anh em bạn bè. Thầy cúng kể công lao của người khuất với con cháu anh em, ăn ở cư sử với làng bản để mọi người nghe. Sau khi làm lễ, các lễ vật mang đến cúng xong, mang ra nấu lên ăn uống vui vẻ thân mật. Họ hát lướn, mời rượu thâu đêm đến sáng. Theo quan niên lúc này là lúc vui mừng của gia đình vì hồn người khuất đã về nhà ở với tổ tiên phù hộ cho con cháu.Lễ cầu gọi hồn của dân tộc Nùng là tập quán tín ngưỡng  dân tộc có từ lâu đời.  Quan niện về vũ trụ, quan niện về cuộc sống của con người mang tính cộng đồng cao đó là: con người sống phải có các quan hệ gia đình và xã hội. Các mối quan hệ đó liên quan trực tiếp đến đời sống tinh thần vật chất của từng con người. Do đó ai cũng phải thương yêu quý trọng lẫn nhau, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau trong lúc vui lúc buồn, chia sẻ với nhau trong cuộc sống. Lễ hội gọi hồn là một lễ hội có giá trị về giáo dục đạo đức  đối với con người. Con người được sinh ra và được sống trên đời phải biết ăn ở có trước có sau, có trên có dưới  hòa thuận,  thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Ai sinh ra rồi cũng phải chết đi, khi chết có người thương , người nhớ, người biết ơn. Ai cũng cầu mong cho linh hồn được siêu thoát trở về với tổ tiên gia đạo che trở cho những người đang sống. Đó là mối quan hệ vô hình giữa thế giới tâm linh và cuộc sống của  mỗi con người trong cộng đồng xã hội.