Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Dân tộc Nùng 
08:23 5 thg 12 2008
Hoa bạc trang trí trên đầu và cổ áo của những cô gái Nùng U.
Tấm vải thêu  mặt địu được mang ra chợ bán
Mũ và địu của em bé Nùng U
Thiếu nữ vơi chiêc áo cánh mặc hàng ngày
Những đôi giầy vải
Mỡ dê treo, mỗi lần nấu thức ăn chỉ việc cắt một miếng nhỏ cho vào chảo rán sào nấu nướng tiện đấy chứ.
Rồng đá trong  hang đá Đền thờ  Gia Long. tại xã Cốc Pài huyện Xín Mần. Nhân dân làm lễ cúng Thần vào  ngày Thìn tháng 2 âm lịch hàng năm. Người ta nói đền này thiêng lắm, ai ốm đau lâu ngày không khỏi, hay cầu mong điều gì đến thắp hương cầu xin Thần sẽ phù hộ được ứng nghiệm ngay.
       Dân tộc Nùng có các nhánh  khác nhau như: Nùng Thương mặc quần áo tay rộng có miếng vải khác với màu áo táp ở ngực, Nùng Phàn sình mặc áo quần như người Hán nói tiếng Nùng, người Nùng thương, Nùng Phàn sình phàn đông định cư ở Cao Bằng  Lạng Sơn, Thái Nguyên và có một số ít ở huyện miền núi tỉnh  Bắc Giang. Người Nùng U định cư phần đông ở Hà Giang . Người Nùng U chiến 45%  dân số ở huyện Hoàng Su Phì và Xin Mần.
 Người Mông có các nhánh: Mông Đen, Mông Hoa, Mông xanh.
Trang phục của người Nùng U hoàn toàn bằng vải bông tự dệt các hoa văn trên áo trên khăn và mũ cho trẻ  họ tự tay làm lấy. Quan sát kỹ trên ảnh sẽ thấy hoàn toàn bằng vải bông, còn áo của cô gái có độ bóng là do họ nhuộn  nước củ nâu sau đó nhuộm chàm, rồi mài trên đá mài  vải có độ bóng và các nếp kẻ do vuốt mài nên có đường kẻ như vậy. Hoa văn bạc họ cũng tự làm, trong bản có người chuyên làm thuê cho các gia đình hoặc họ làm rồi mang ra chợ bán. Họ không dặt của hàng mà ai đi bán cũng chỉ cần trên tay, khi co người mua họ dở ra cho xem vừa ý thì mua. Người Nùng U còn tự đúc lưỡi cày, dao các dụng cụ sản xuất. và  họ còn làm ngói máng để lợp nhà, Các dân tộc như: Mông có Mông đen, Mông hoa và Mông xanh. Dao có Dao Đỏ, Dao Pà thẻn, Dao Đen. La Chí có La Chí Đen và La Chí Tày. Dân tộc Phù lá....
    . Lễ  cúng ngày Thìn tháng  hai,  người Mông gọi là Naox  Slông  Shênh. Nhưng lễ cúng của người Nùng U. được gọi là  Hoóc  mo  phir nắm. vào ngày Thìn tháng hai âm lịch, sau lễ   cúng phir  Nắm  dân bản phải kiêng từ 3 dến 5 ngày không được hát rau, vào rừng chặt cây, trồng cấy, trong những ngày ấy nhân dân chỉ đi chơi tham giao các trò chơi dân tộc do bản tổ chức, Họ   đến nhà nhau chơi, uống rượu và hát đối giao duyên suốt ngày suốt đêm đến sáng.
      Mỡ của con Dê, khi thịt Dê nhân dân ở vùng cao lấy mỡ ra đun lên cho chảy ra thành nước, rồi đổ vào nồi hay bát cho đông lại, xâu bằng lạt  tre  treo lên, khi nấu ăn chỉ lấy dao cắt ra cho vào chảo đun nóng mỡ chảy ra để rán xào nấu. Mỡ để được rất lâu có thể  từ năm này sang năm sau. Mỡ treo có hình tròn của  cái nồi trông cũng đẹp đấy chứ.
Theo ý kiến của các bạn Minh đăng thêm tấm ảnh để các bạn phân biệt giữa người Nùng U và người Choang  Trung Quốc. Người Nùng U  Việt Nam mặc váy đứng phía sau, người dân tộc Choang ( Nùng) Trung Quốc mặc quần đứng phía trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét