Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Du lịch Xín Mần
14:54 9 thg 5 2012Cá nhân0 Lượt xem0
 
Huyện nằm ở phía Tây Côn Lĩnh (dãy Chiêu Lầu Thí từ Tây Côn Lĩnh đến tận Bắc Hà Tỉnh Lao Cai). Đã tạo nên cho Xín Mần có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Dãy núi Gia Long  chạy từ Lao Chải huyện Vị Xuyên đến Pà Vầy Sủ huyện Xín Mần tạo nên sự ngăn cách  tự nhiên giữa biên giới Việt Trung. Trên núi có  đền  thờ  Vua Gia Long theo truyền thuyết  dân gian dân tộc La Chí, các giá trị  văn hoá trong phong tục  tập quán dân tộc La Chí có từ thời cổ  gắn liền với lịch sử  dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được lưu truyền cho đến nay. Lễ hội KuCùTê  của người La Chí được diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch lần lượt từ Bản Díu, Chí cà và Nàn Xỉn, đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người La Chí.
          Xín Mần nơi thượng nguồn con sông Chảy có chiều dài qua huyện Xín Mần 40 km.  Khởi nguồn là Rừng nguyên sinh Đèo gió có diện  tích  trên 7.000ha tạo cho Xín Mần có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Đèo Gió ở độ cao 1480m, rừng  nguyên sinh có đến hơn ba nghìn loài  động, thực vật hệ sinh thái phong phú, đặc biệt có những loài gỗ quý  hiến, có tuổi sinh trưởng gần 500 năm. Dòng suối trong mát  giữa rừng  tạo nên  Thác Gió ( Tắngs tángh tinhx)  thơ mộng với độ cao của Thác gió trên 70m đổ xuống diện tích mặt nước chân thác gần 130m2 với lưu lượng 0,75m3/giây tung bọt trắng xoá tạo nên màn sương mờ ảo bay bay trong nắng hắt lên những sắc cầu vồng. Dòng suối trong mát nhìn thấu tận đáy. Khí hậu mát mẻ trong lành, là nơi cho du khách thập phương tham quan nghỉ mát chiêm ngưỡng cảnh quan thiện nhiên hùng vĩ giữa rừng đại ngàn.
          Quần thể  Di tích quốc gia Bãi đá cổ Nắm dẩn có tới 8 di tích chạm khắc cổ và 2 di tích Cự thạch cổ và  nhiều  tảng  đá  có  hiện  tượng  lạ trong  diện tích tổng thể 14,8ha. Là di sản văn hoá đá cổ có niên đại cách đây vài  nghìn  năm, tại thôn Nắm Dẩn xã Nắm Dẩn. Cách huyện lỵ 16km về hướng Tây Nam. Ở độ cao 1.380m, khu vực  quần thể di sản đá cổ nằm trong thung lũng rộng bên bờ suối, lưu vực thượng nguồn sông Chảy. Nằm trong điểm quần cư dân tộc Nùng. Cho đến nay ở Việt Nam những dấu tích thời tiền sử được tìm thấy còn rất ít. Ở sa Pa Tỉnh Lào cai các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều tảng đá có hình khắc cổ,  nhưng so với  Xín Mần có khác hơn đó là về hình khắc rõ nét phong phú còn nguyên vẹn chưa bị xâm hại  là những bích hoạ thời tiền sử  cổ nhất có niên đại cách đây vài ngàn năm.
       Hai di tích Cự thạch nằm ở khu vực đá trầm tích xen lẫn nương trồng màu của thôn Nắm Dẩn. Di tích Cự thạch vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều nguồn tài liệu cho rằng, chúng  thường là mộ của thủ lĩnh cộng đồng, là nơi tưởng niệm những nhân vật lỗi lạc, hoặc là nơi đất thánh của Thị tộc hay Bộ lạc, hoặc là nơi tưởng niệm thờ cúng tổ tiên. Loại hình di tích  văn hoá này với một vài tộc người nhất định. Qua tài liệu khảo sát thực tế, di tích Cự thạch cổ Xín Mần tại thôn Nắm dẩn xã Nắm Dẩn huyện Xín Mần có liên quan đến tục thờ  những tảng đá thiêng của các dân cư cổ. Đến nay vẫn còn tục thờ cúng Thần đá vào ngày mồng hai tháng sáu âm lịch.
                        Trong thung lũng  Quần thể di sản văn hoá đá cổ, bên dòng suối trong mát chảy qua, suối Nắm Dẩn. Nắm Dẩn theo tiếng của dân tộc Nùng nghĩa là: Đầu nguồn nước, nước trong sạch mát lạnh,. Bên bờ suối có nhiều có nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc dòng suối. Trên bề mặt của  những tảng đá thường khá bằng phẳng. Có nhiều tảng đá có hình thù kỳ dị và rất lạ mà nhân dân địa phương đặt tên cho nó như:  Ghế người cổ; Bàn cờ tiên; Đá lạ; Hang người cổ...
          Quần thể di tích đá cổ Nấm Dẩn được xếp hạng di tích Quốc gia vào ngày 21 tháng 2 năm 2008.
          Đền thờ Gia Long ( Thờ Rồng) tại xã Cốc Pài, Đền thờ người có công khai phá mở đất vùng  Xín  Mần, trong ngôi đền có đôi rồng đá trắng do tạo hoá thiên nhiên gắn trên vách đá. Hàng năm vào ngày Thìn tháng hai nhân dân địa phương tổ chức cúng lễ thần linh cầu cho mưa thuận gió hoà, nhà nhà hạnh phúc. Theo nhân dân địa phương tại đây  tạo nên linh khí thiêng biểu hiện qua các hiện tượng như người ốm đau bệnh tật hoặc làm ăn buôn bán không gặp may mắn họ đến đây cầu cúng được Thần giúp cho khỏi bênh, làm ăn , buôn bán phát đạt. hàng năm có hàng nghìn người đến cúng lễ Thần..
          Di tích lịch sử Nàn Ma nơi 11 chiến sỹ Văn công Trung đoàn 148 hy sinh đã ghi lại dấu ấn lịch sử oanh liệt của thời kỳ chống thực dân Pháp, chống Phỉ của nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần. Là di tích lịch sử  cấp tỉnh
           Nàn Ma có hang Thần tiên rất linh thiêng, người không có con đến cầu là có con, người ốm đau bệnh tật lâu ngày không khỏi họ đến lễ thần đều được Thần phù hộ. Nhất là những người đi làm ăn phải giao lưu buôn bán hoặc cầu bình an vô sự đều được Thàn ứng nghiệm phù hộ cầu được ước thấy. Rất nhiều người đến lễ Thần.
          Suối khoáng Quảng Nguyên, là nguồn nước khoáng nóng tự nhiên có nhiết độ tự nhiên gần 700c. với lưu lượng 0,0025m3/g. Nước có thể dùng để uống và chữa bệnh. Bạn đến tắm ngồi trong bồn tắm bằng gỗ Ngọc Am khi xả nước  nóng tinh dầu Ngọc Am hoà vào với nước bốc lên hương thơm, ngâm mình trong nước khoáng bạn có cảm giác dẽ chịu sảng khoái. Khi tắm xong bạn lên nhà sàn sẽ được thưởng thức các món ăn dân tộc Dao  và bạn nghỉ lại nhà sàn trong khu du lịch Suối khoáng tại thôn Nặm Choong xã Quảng Nguyên gắn liền với làng văn hoá dân tộc Dao.
          Hang Thiên Thuỷ là hang động rộng có nhiều nhũ đá đẹp, hình thù đa dạng phong phú, tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi người mà đặt tên cho nó. Hang Thiên Thuỷ (khaos đêx bâuv) bên cạnh bờ suối Nàn Hái xã Chí Cà. Đây là phong cảnh đẹp của thiên nhiên ban tặng.
Cửa khẩu Xín  Mần thông thương với nước bạn Trung Quốc. Chợ của khẩu là nơi thông thương buôn bán, và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc hai nước. Nơi đây còn có cổng thành đá từ thời nhà Thanh ghi lại dấu ấn lịch sử về biên giới giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. 
           Mùa xuân  đào mận ra hoa thắm núi rừng, Vào tháng 9 âm lịch bạn sẽ được thả sức chiêm ngưỡng cảnh ruộng bậc thang trải vàng trong nắng như những tấm thảm vàng khỏng lồ phủ trên núi, ngô xanh bát ngát tận chân trời.
          Người dân vùng cao họ coi con người là vốn quí. Việc hôn nhân là một việc rất quan trọng thiêng liêng nhất của đời mỗi con người. Ngày cưới là ngày hội của dòng họ, xóm bản. Lễ cưới, lễ đặt tên cho con, được cộng đồng sáng tạo nên tô điểm cho cuộc sống thể  hiện  khát vọng  về hạnh  phúc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dòng họ; người có công với nhân dân, thờ cúng thần rừng, thần đất, thần nước, cơm mới. Các làn  điệu  dân ca dân vũ thể  hiện văn hoá tinh thần thể hiện thẩm mỹ văn hoá dân tộc, là nghi thức của bản sắc văn hoá tôn vinh dân tộc.
          Văn hoá vật thể: Thể hiện nét đặc trưng dân tộc với bản sắc của trang phục, túi, khăn, địu, bài trí hoa văn dân tộc;  Ngôn ngữ, Chữ viết;  Dụng cụ lao động sản xuất như: làm ngói máng, đúc lưỡi cày, dao, cuốc...; Vật dụng trong gia đình:  ẳn níp đựng quần áo, soỏng, điêng, dậu,  ngọc..;  Tập quán canh tác trong lao động sản xuất; Kết cấu bài trí nhà ở, bếp nấu ăn;  Nhạc cụ như: trống da, kèn môi,  kèn lá, khèn, sáo, tiêu, đàn của các dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng rất phong phú, đa dạng.
     Văn hoá ẩm thực:  Tập tục uống rượu khi mời khách của mỗi dân tộc có sự khác nhau: Như uống rượu bằng sừng trâu, khi mời khách uống rượu phải quỳ của dân tộc La Chí;  Uống rượu bằng bát người mời uống trước mời khách uống sau của dân tộc Mông;  Khi mời cả khách và chủ cùng nhau uống của dân tộc Nùng, Dao...
     Những món ăn truyền thống: Thịt chua làm bằng da trâu, thịt lợn, rượu hoãng của dân tộc La Chí; Cá gỏi, thịt gà nấu năng chua, các loại cá làm chua, cá nướng, bánh trứng kiến, cơm lam  của dân tộc tày; Các loại bánh như làm bằng gạo nếp rất to, bánh trắng hoặc có nhân bằng đậu đỏ, bánh trộn lá cây ( khẩu đẹc), đậu xí (Tẩu xí) của dân tộc Nùng; Bánh ngô (Pá páo cư),  mèn mén, thịt treo hun khói, đậu phụ nhự của dân tộc Mông;  Các loại rượu ủ bằng men lá của dân tộc Dao; món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao là Tháng cố. Xôi có nhiều màu trộn lẫn nhau.
          Thiên nhiên hùng vĩ, danh lam thắng cảnh tươi đẹp, Quần thể di sản văn hoá. Di tích lịch sử ghi lại truyền  thống yêu nước đấu  tranh anh dũng của nhân dân các dân tộc. Các nét đẹp truyền thống văn hoá vật thể và phi vật thể  đa dạng  phong phú, bản sắc văn hoá tôn vinh dân tộc. Nhân dân các dân tộc Xín Mần giàu lòng mến khách, tô điểm cho đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần  tỉnh Hà Giang
Mời bạn đến với Xín Mần Hà Giang tận mắt  chiêm ngưỡng phong cảnh vùng cao quê tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét